Trợ lý ảo ô tô: Lợi ích khách hàng, cơ hội doanh nghiệp

“Không chạm” là từ khóa “nóng sốt” được tất cả các ngành chú trọng trong thời gian vừa qua, ngành ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nhờ áp dụng công nghệ trợ lý ảo, ngành công nghiệp ô tô đang có những bước nhảy vọt đột phá, mang đến những trải nghiệm phong phú và ưu việt hơn cho người dùng. Đây cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa tận dụng lợi thế, tăng trưởng doanh thu. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những tiện ích, cũng như cơ hội và thách thức công nghệ trợ lý ảo hỗ trợ ngành ô tô Việt.

Tiện ích từ trợ lý ảo ô tô: hành trình “rảnh tay” và an toàn

Trợ lý ảo xử lý vấn đề kỹ thuật trên ô tô

Với khả năng bao quát và xử lý mọi thông tin trên xe ô tô, một số trợ lý ảo tân tiến hiện nay được các nhà phát triển trang bị cho khả năng “chẩn đoán” tình trạng cơ học của xe. Ví dụ, nếu xe ô tô đang di chuyển bị rò xăng, rất khó để chủ sở hữu nhận biết tình trạng này, lúc này trợ lý ảo được coi là cứu tinh để giải quyết nguy hiểm trong gang tấc.

Đến nay, chức năng này của trợ lý ảo vẫn chưa phổ biến, tuy nhiên với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Việt Nam và thế giới, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lạc quan về một tương lai công nghệ gần an toàn hơn, thông minh hơn!

Trợ lý ảo theo dõi sức khỏe người dùng

Bên cạnh “sức khỏe” phương tiện, sức khỏe của người lái xe cũng cần được đảm bảo để mỗi chuyến đi đều an toàn. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất ô tô đã trang bị cho ghế lái chức năng theo dõi sức khỏe được quản lý bởi trợ lý ảo ô tô.

Ví dụ, đầu đọc điện tim được trang bị trên ghế lái, thông qua cảm biến không chạm vào da trên ghế sẽ đưa ra chỉ số điện tâm đồ. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu còn phát triển thêm chứng năng kiểm soát nồng độ cồn hoặc tỷ lệ glucose dành riêng cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Trợ lý ảo thiết lập môi trường “không chạm”

Được phát triển dựa trên công nghệ AI, nhận diện giọng nói, nhận diện gương mặt,… trợ lý ảo dành cho phương tiện cá nhân mang đến 2 yếu tố “không chạm” hiện đại:

Về không gian bên trong, tất cả những thao tác thực hiện bằng tay trước đây sẽ được thay thế bởi khẩu lệnh của chủ sở hữu. Trợ lý ảo trên ô tô hạn chế hóa mọi điểm chạm để gia tăng tính an toàn và tiện lợi cho người lái.

Về không gian bên ngoài, công nghệ lái xe tự động được phát triển trên nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ chủ xe kiểm soát hành trình và thực hiện những thao tác như: tự động phanh, giữ khoảng cách với vật thể xung quanh, hỗ trợ lùi, chuyển làn, dừng đỗ. Với công nghệ này, các chuyên gia hy vọng có thể giảm thiểu số lượng va chạm giao thông trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ tồn tại về tính hiệu quả của công nghệ này. Theo một báo cáo tóm tắt, Cơ quan Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) đã mở cuộc điều tra vào tháng 8-2021 sau khi xác định 11 vụ tai nạn liên quan đến hệ thống tự lái của Tesla.

Trợ lý ảo: không gian mới cho sự phát triển kinh tế số

Tiềm năng thị trường trợ lý ảo ô tô 

Theo công ty nghiên cứu thị trường IndustryARC, thị trường trợ lý ảo thông minh được dự báo sẽ đạt 35,1 tỷ đô la vào năm 2025, tăng trưởng CAGR 30,8% từ năm 2020 đến 2025. Các giải pháp công nghệ tiên tiến được tin tưởng sẽ giải quyết đáng kể các vấn đề đại dịch Covid-19 đặt ra và tiếp tục phát triển xã hội.

Siri, Alexa, hay Google Assistant vốn dĩ đã quá quen thuộc với người dùng khắp thế giới. Không chỉ sử dụng trên một thiết bị di động, nhờ vào hệ thống tích hợp điện thoại thông minh của Android Auto và Apple CarPlay, nhiều hãng sản xuất xe lớn trên thế giới hiện đang cố gắng tối ưu phần mềm trên xe để hỗ trợ khách hàng có thể ra lệnh bằng giọng nói. Tuy nhiên, với những ông lớn như BMW và Mercedes-Benz, họ đã ra mắt hệ thống trợ lý ảo riêng vào đầu năm 2019, cho phép chủ sở hữu tương tác với các tính năng của xe – điều mà các trợ lý điện thoại tích hợp vào xe không thể làm được.

Cơ hội và thách thức cho nhà phát triển Việt

Thực tế, mặc dù nhiều sản phẩm trợ lý ảo trên thế giới nổi tiếng và phổ cập, nhưng bởi một số hạn chế hiểu biết ngôn ngữ Việt và chưa tối ưu về mặt thông tin, văn hóa địa phương, rất ít người dùng Việt Nam sử dụng những trợ lý ảo này. Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số trợ lý ảo thông minh phiên bản Việt, do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển, gồm: Kiki của Zalo thuộc VNG, ViVi của VinBigdata thuộc Vingroup, Viettel Cyberbot của Viettel, Virtual Assistant for Vietnamese (VAV) của Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội,…

Riêng với mảng ô tô, hiện nay các sản phẩm VinFast bao gồm VF e34, VF 8 và VF 9 đã được Vingroup tích hợp trợ lý ảo ViVi – hệ thống điều khiển bằng giọng nói thông minh được phát triển bởi VinBigData (Tập đoàn Vingroup). Trợ lý ảo Vivi được ứng dụng trên ô tô nhằm hỗ trợ người lái thực hiện nhiều tác vụ “rảnh tay” khi đang di chuyển, ví dụ như điều khiển xe thông minh, thiết lập, theo dõi và ghi nhớ hồ sơ người lái, điều hướng – dẫn đường, an ninh – an toàn, tiện ích gia đình và văn phòng, … Bên cạnh đó, nhờ có ưu thế vượt trội về ngôn ngữ bản địa, với khả năng nhận diện ngôn ngữ tiếng Việt chính xác tới 98% (nhóm từ phổ thông) và nghe hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt đa vùng miền ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, trợ lý ảo ViVi còn có khả năng đối đáp linh hoạt, khéo léo với người lái, tâm sự ngẫu hứng hay kể chuyện cười mang đến không gian thư thái và lý thú cho người lái trên mỗi chuyến đi.

Kết luận

Có thể thấy, trợ lý ảo ô tô hiện vẫn là đích đến công nghệ mới của nhiều hãng xe trên thế giới. Nhờ công nghệ này, cung đường của mỗi người lái xe trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn, và an toàn hơn. Vẫn còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp ngành ô tô Việt phải đối mặt để hoàn thiện sản phẩm trợ ly ảo của riêng mình, tuy nhiên, người dùng hoàn toàn có thể mong chờ về một tương lai viễn cảnh “không chạm” được hiện thực hóa hoàn toàn trên mọi dòng xe.

Bài viết liên quan

Tổng đài ảo cho doanh nghiệp hỗ trợ quản lý khách hàng

Ngày nay, tổng đài ảo cho doanh nghiệp được coi là hình mẫu đại diện cho quy trình quản lí quan hệ khách hàng tương…

Trợ lý ảo nhà thông minh: Quản gia ảo thời đại chuyển đổi số

Các ước tính từ Statista cho thấy đến năm 2023, trên thế giới sẽ cán mốc khoảng 8 tỷ đơn vị trợ lý ảo được…

Kịch bản chatbot hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

Chatbot có thể hiểu là một người máy - một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác và trò chuyện…

Chuyển đổi số toàn diện với
VinBase.ai
Cảm ơn. Tin nhắn của bạn đã được gửi đi.
Đã xảy ra lỗi. Vui lòng kiểm tra và thử lại.